Chất béo là dung môi cho các vitamin tan trong dầu như: A, D, E, K. Các quan niệm sai lầm khi cho trẻ ăn không dùng dầu ăn có thể khiến cho trẻ thiết hụt các vitamin cần thiết.
Dầu là một trong 2 dạng của lipid (chất béo), dầu còn gọi là chất béo thực vật vì nó được tạo ra từ các thực phẩm từ nguồn gốc thực vật (lạc, đậu tương, vừng…), mỡ còn gọi là chất béo động vật bởi nó được tạo ra từ các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (lợn, gà, bò, cá…).
Dầu/mỡ là thực phẩm rất giàu năng lượng so với các loại thực phẩm khác. 1g chất béo cho 9kcal trong khi 1g chất đạm hoặc chất bột đường chỉ cho khoảng 4kcal. Chất béo là dung môi cho các vitamin tan trong dầu: vitamin A, D, E, K. Nó có tác dụng hóa lỏng thức ăn và tăng đậm độ năng lượng trong thức ăn cho trẻ. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ nếu thiếu dầu hoặc mỡ thì các vitamin tan trong dầu có trong thức ăn sẽ không được hấp thu, đồng thời thức ăn của trẻ đậm đặc khó nuốt và năng lượng trong khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày sẽ không đủ so với nhu cầu làm trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng.
Theo khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt Nam: với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì 50 – 60% năng lượng ăn vào là do chất béo của sữa mẹ cung cấp. Trẻ từ 6 – 11 tháng năng lượng do chất béo cung cấp là 40% và 35 – 40% năng lượng từ chất béo cung cấp với trẻ từ 1 – 3 tuổi.
Do cơ thể trẻ đang phát triển rất nhanh, rất cần acid arachidonic, một axít béo không no có nhiều trong mỡ động vật, do đó trong khẩu phần ăn của trẻ tỉ lệ cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật là 70% và 30%. Trong bữa ăn bổ sung của trẻ không thể thiếu chất đạm, chất đạm có chất béo động vật, nhưng chất béo cũng không cung cấp đủ so với nhu cầu của trẻ, vì thế cần phải cho thêm dầu hoặc mỡ vào khẩu phần ăn của trẻ theo tỉ lệ một bữa dầu, một bữa mỡ.
Dầu là chất béo thực vật, chứa nhiều axít béo không no (dầu vừng, lạc, đậu tương, cá), nhưng một số loại chứa nhiều axít béo no (dầu cọ, dầu dừa). Vậy khi cho dầu vào bữa ăn của trẻ nên chọn loại chứa nhiều axít béo không no. Dầu ăn của gia đình hàng ngày, hoàn toàn tốt khi cho trẻ ăn; dầu còn lại sau mỗi lần chiên rán không cho trẻ ăn, thậm chí người lớn cũng không nên dùng.
Cơ thể đang phát triển nhanh, trẻ cần ăn cả chất béo động vật và thực vật theo tỉ lệ 1:1 (một bữa mỡ, một bữa dầu). Dầu ăn dùng cho trẻ em như: dầu oliu, dầu gấc, dầu cá… có chứa các axít béo cần thiết, các vitamin cũng như các dầu thông thường khác. Dầu dùng cho trẻ em là đối tượng chuyên biệt, nếu có điều kiện dùng thì tốt hơn các dầu thông thường.
Có thể nói rằng, dầu ăn là một loại thực phẩm “3 trong 1”. Xét về giá trị dinh dưỡng, nó là một nguồn dưỡng chất đáng kể. Xét về tính năng, có thể nói dầu ăn cũng là một “công cụ” để chế biến thức ăn bởi nó đóng vai trò tải nhiệt, làm chín thực phẩm. Dầu ăn cũng đồng thời có thể xem là một gia vị bởi nó góp phần tạo ra hương vị riêng cho món ăn. Và quan trọng nhất là dầu ăn cung cấp một nguồn dưỡng chất phong phú và không thể thiếu đối với sức khỏe của mỗi người. Vì thế, lựa chọn loại dầu ăn có khả năng lưu giữ các vi chất dinh vốn có, không lo ngại về việc biến đổi chất khi sử dụng ở nhiệt độ cao là một việc làm cụ thể, dễ dàng để giữ gìn sức khỏe.
Hiện Quốc Linh đang phân phối những sản phẩm dầu ăn cao cấp, giàu acid béo Omega 3,6,9 từ dầu nành tinh luyện giúp giảm cholesterol trong máu, giúp ngăn ngữa các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó các sản phẩm dầu ăn cao cấp này còn được bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng cần thiết (vitamin A, D) theo chương trình hành động Vi chất dinh dưỡng Việt Nam như:
Dầu ăn Cooking
Dầu đậu nành
Các sản phẩm dầu ăn cao cấp do Quốc Linh phân phối đều được sản xuất bằng dây chuyền chế biến hiện đại tiên tiến hàng đầu Việt Nam, có giá thành hợp lý. Đây chính là những lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình.