Hãy cùng Quốc Linh tìm hiểu cách chọn lựa, sử dụng và bảo quản dầu ăn đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé.

Chọn lựa dầu ăn:

Hiện nay các sản phẩm dầu thực vật rất đa dạng: từ nhãn hiệu, nguồn gốc (sản xuất trong nước hay nhập khẩu), thành phần (dầu cọ, dầu nành, dầu dừa, dầu đậu phộng, dầu oliu…). Tuy nhiên các sản phẩm thường dùng tại thị trường Việt Nam có thể tạm chia thành 2 loại:

Dầu ăn thực vật được chứng minh là có giá trị năng lượng tương đương mỡ động vật nhưng lại có nhiều ưu điểm vượt trội so với mỡ động vật như: không có cholesterol, chứa nhiều vitamin A, E, các a xít béo không bão hòa, trong  đó có hai acid béo không bão hòa đa rất quan trọng là omega-3 và omega-6 vì tự thân cơ thể con người không thể tổng hợp được. Chúng có tác dụng giảm cholesterol, huyết áp thể nhẹ, chuyển hóa và đào thải cholesterol xấu trong máu giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch và cao huyết áp, nhất là đối với người cao tuổi.

Dầu đậu nành có nhiều ưu điểm về thành phần như chứa nhiều acid béo không no hơn. Dầu đậu nành thích hợp cho sử dụng ở dạng ăn sống như trộn salad hoặc cho vào món hấp, xào ngay trước khi bắc ra khỏi bếp. Dầu đậu nành khi sử dụng ở nhiệt độ cao sẽ bị mất các chất dinh dưỡng vốn có và có nguy cơ bị biến đổi. Dầu cọ chứa nhiều acid béo bão hòa và không bão hòa đơn hơn, nên có ưu điểm bền nhiệt, ít biến đổi trong quá trình chiên, rán. Có thể thấy mỗi loại dầu ăn có ưu điểm khác nhau, phụ thuộc vào mục đích sử dụng, không có loại nào là “tốt nhất cho sức khỏe”. Vì thế, mỗi gia đình nên có từ 2 loại dầu ăn trong bếp, và điều này cũng được các chuyên gia y tế xác nhận.

Sử dụng dầu ăn:

dau cooking

Dầu ăn cooking: với thành phần chính là dầu cọ, có điểm khói cao, thích hợp để chiên, xào. Bên cạnh ưu điểm bền nhiệt và chống oxy hóa tốt, dầu cọ cũng giúp tạo độ giòn khi chiên, rán. Tuy nhiên không được cho dầu vào nồi rồi chờ tới khi dầu ăn sôi và bốc khói mới cho thức ăn vào chế biến vì làm như vậy sẽ phá vỡ chất dinh dưỡng có trong dầu ăn. Lời khuyên đúng khi chiên rán là để chảo hoặc nồi trên bếp đến khi nóng già, sau đó mới cho dầu vào và chế biến. Trong quá trình nấu không nên để lửa quá to mà nên duy trì nhiệt độ vừa phải để thực phẩm chín sâu hơn và không bị cháy. Lưu ý tuyệt đối không nên sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Hiện nay trên thị trường đã có những sản phẩm dầu ăn có chứng nhận hoàn toàn không có trans-fat như Happi Koki.

dau-dau-nanh-suc-khoe-cho-tim-mach

Dầu đậu nành: chỉ nên sử dụng với những món ăn xào, ướp thực phẩm, ăn sống trực tiếp, làm salad, gỏi. Dầu đậu nành giúp cơ thể hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K có trong thực phẩm, bổ sung các acid béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn. Dầu đậu nành cũng không bị đông đục ở nhiệt độ của ngăn mát, thích hợp khi cần ướp các thực thẩm cần bảo quản trong tủ lạnh. Dầu đậu nành cũng rất thích hợp để bổ sung nguồn chất béo cho trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm bằng cách thêm vào cháo, súp của bé khi đã gần chín.

Bảo quản dầu ăn đúng cách:

Bên cạnh việc sử dụng cũng nên lưu ý cách bảo quản dầu ăn đúng: Tất cả loại dầu thực vật đều nhạy cảm với hơi nóng, ánh sáng và phơi ngoài khí ôxy. Vì thế hãy để dầu thực vật ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và nguồn nhiệt. Ngoài ra, có thể trữ dầu ăn vào lọ sành, chai thủy tinh sạch, khô ráo, đậy nắp kín để giữ không có nước và vi khuẩn thâm nhập. Không nên bảo quản dầu ăn trong lọ bằng kim loại vì chúng thường làm cho dầu bị hỏng.