Vi chất dinh dưỡng là gì?

Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Các vi chất dinh dưỡng tham gia vào việc xây dựng nên các tế bào, các mô, vào các hoạt động hô hấp, chuyển hóa, bài tiết của tế bào, xây dựng nên hệ thống miễn dịch của cơ thể, tham gia vào nhiều cơ chế hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, duy trì sự cân bằng của hệ thống nội môi, giúp phục hồi các tế bào, các mô tổn thương, là thành phần chủ yếu để tạo ra các hoóc-môn, các dịch tiêu hóa…

Có khoảng 90 các vi chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể, có thể chia chúng thành các nhóm sau:

  • Nhóm thứ nhất: Các acid amin, đặc biệt là 8 acid amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được (Leucine, Lysine, Valine, Isoleucine, Methionine, Phenylalanine, Threonine, Tryptophan).
  • Nhóm thứ 2: Các acid béo: Dòng Omega 3, 6, 9…
  • Nhóm thứ 3: Các Vitamin như: A, D, B1, B6, B2, B12, C, E, K…
  • Nhóm thứ 4: Các chất khoáng như: Na, Ca, K, Cl, P, Mg, Fe, F, Cu, Zn, Al…
  • Nhóm thứ 5: Các chất xơ.

♦Vitamin A: cần cho sự tăng trưởng, giúp sáng mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng. Thiếu vitamin A khiến trẻ chậm lớn, làm sừng hóa các tế bào biểu mô, giảm chức năng bảo vệ cơ thể, gây bệnh khô mắt, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc hay mù vĩnh viễn. Thiếu vitamin A trong những năm đầu đời có thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ khi đến tuổi đi học.

♦Vitamin D và canxi: có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển xương và răng. Thiếu vitamin D và canxi sẽ làm cho trẻ chậm mọc răng, chậm phát triển chiều cao, ngủ không yên giấc, ra nhiều mồ hôi trộm, nhất là mồ hôi ở đầu. Canxi có nhiều trong: sữa, tôm, cua, trai, ốc. Vitamin D được cung cấp chủ yếu qua việc tiếp xúc với ánh nắng và các thực phẩm như: dầu cá, trứng, gan.

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam:

Chiều ngày 12/10/2015, Viện Dinh dưỡng đã thông báo về điều tra tình hình thiết hụt vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam. Điều tra được thực hiện tại 36 xã/phường của 9 tỉnh, thành thuộc 3 khu vực/vùng: thành thị, nông thôn và miền núi trên đối tượng là trẻ em 6-59 tháng, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú dưới 12 tháng trong vòng 1 năm. Kết quả thực đáng giật mình: 20 năm qua người Việt vẫn bị thiếu vitamin A như thời nghèo khó. Tiến sĩ Trần Thúy Nga, Viện Dinh dưỡng cho biết, theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ Việt Nam là 13%, xếp ở mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Để đạt mục tiêu là 10%, bà Mai kiến nghị Nhà nước cần có quy định bắt buộc các loại dầu ăn sản xuất trong nước phải tăng cường vitamin A để bổ sung nhanh nhất nguồn vitamin quan trọng này.

Thực phẩm được tăng cường thêm vi chất dinh dưỡng:

Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm có nghĩa là cho một hoặc một số loại vi chất dinh dưỡng nhất định vào trong một loại thực phẩm nào đó được nhiều người sử dụng nhất, tiêu thụ thường xuyên và thuận tiện. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm giúp dự phòng thiếu vi chất dinh dưỡng thông qua bữa ăn hàng ngày. Đây là biện pháp đơn giản, có hiệu quả cao, dễ đạt độ bao phủ lớn và có tính bền vững khi tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng là phổ biến trong cộng đồng.

Tăng cường vi chất  dinh dưỡng vào thực phẩm  đã được áp dụng ở nhiều nước từ đầu thế kỷ 20. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đã được Trung tâm Copenhagen Consensus 2012 xếp loại là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất trong phát triển toàn cầu và là giải pháp được WHO, WFP, UNICEF, FAO và World Bank khuyến nghị để giải quyết tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở cộng đồng.

Việt Nam cũng đang xây dựng chương trình tăng cường vi chất vào thực phẩm, theo đó, một số loại thực phẩm sẽ được quy định bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng trước khi đưa ra thị trường. Đây là nỗ lực của chính phủ Việt nam và các cơ quan chuyên môn nhằm cải thiện cơ bản tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Ngày 22.6, tại hội nghị triển khai nghị định của Chính phủ quy định về việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ban hành đã quy định bắt buộc tăng cường 4 vi chất: i ốt, sắt, kẽm và vitamin A vào các sản phẩm gồm muối, bột mì, dầu thực vật (có hiệu lực thi hành kể từ tháng 3.2016).

Dầu ăn bổ sung vi chất dinh dưỡng

Có thể nói rằng, dầu ăn là một loại thực phẩm “3 trong 1”. Xét về giá trị dinh dưỡng, nó là một nguồn dưỡng chất đáng kể. Xét về tính năng, có thể nói dầu ăn cũng là một “công cụ” để chế biến thức ăn bởi nó đóng vai trò tải nhiệt, làm chín thực phẩm. Dầu ăn cũng đồng thời có thể xem là một gia vị bởi nó góp phần tạo ra hương vị riêng cho món ăn. Và quan trọng nhất là dầu ăn cung cấp một nguồn dưỡng chất phong phú và không thể thiếu đối với sức khỏe của mỗi người. Vì thế, lựa chọn loại dầu ăn có khả năng lưu giữ các vi chất dinh vốn có, không lo ngại về việc biến đổi chất khi sử dụng ở nhiệt độ cao là một việc làm cụ thể, dễ dàng để giữ gìn sức khỏe.

Hiện Quốc Linh đang phân phối những sản phẩm dầu ăn cao cấp, giàu acid béo Omega 3,6,9 từ dầu nành tinh luyện giúp giảm cholesterol trong máu, giúp ngăn ngữa các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó các sản phẩm dầu ăn cao cấp này còn được bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng cần thiết theo chương trình hành động Vi chất dinh dưỡng Việt Nam như:

Dầu ăn Cooking

Dầu đậu nành

Các sản phẩm dầu ăn cao cấp do Quốc Linh phân phối đều được sản xuất bằng dây chuyền chế biến hiện đại tiên tiến hàng đầu Việt Nam, có giá thành hợp lý. Đây chính là những lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình.